Chương trình An ninh và Phát triển (KESBAN) Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968–1989)

Từ kế hoạch Briggs, chính phủ Malaysia hiểu được tầm quan trọng của an ninh và phát triển và cách sử dụng chúng để chống nổi dậy cộng sản. Đương thời, chính phủ Malaysia thi hành một chiến lược mới nhằm đấu tranh với Đảng Cộng sản Malaysia, mang tên Chương trình An ninh và Phát triển, hay KESBAN, và tập trung vào những vấn đề quân sự nội bộ. KESBAN gồm toàn bộ những phương pháp do Lực lượng vũ trang Malaysia và các cơ quan khác tiến hành nhằm củng cố và bảo vệ xã hội khỏi sự lật đổ, vô pháp luật, và nổi dậy, đạt hiệu quả trong phá vỡ sự kháng cự. Chắc chắn nhà đương cục Malaysia nhận thấy rằng an ninh và phát triển là những cách tiếp cận khôn ngoan nhất nhằm chiến đấu với nổi dậy cộng sản và chủ nghĩa khủng bố.[18]

Chương trình KESBAN thành công trong việc phát triển Malaysia thành một xã hội ổn định và an ninh hơn. Malaysia về cơ bản đã thể chế hóa những khái niệm về KESBAN, với việc thiết lập những cơ cấu phối hợp từ cấp làng, huyện, và từ bang đến liên bang. Toàn bộ các cơ quan liên quan đều có đại diện và điều này cho phép các vấn đề được thảo luận và giải quyết thông qua hội chẩn. Chính phủ tiến hành những nỗ lực lớn nhằm phát triển những khu vực nông thôn thông qua các chương trình phát triển lớn như xây đường, trường học, bệnh viện, trạm y tế, và các tiện ích công cộng như cung cấp điện và nước.[35]

Chính phủ cũng thi hành những biện pháp an ninh khác nhằm ứng phó với mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Malaya, bao gồm kiểm duyệt báo chí chặt chẽ, tăng cường quy mô của lực lượng an ninh, tái định cư cho người lấn chiếm đất và tái di chuyển các làng trong những khu vực nông thôn "không an toàn". Đến giữa năm 1975, khi các hoạt động quán sự của Đảng Cộng sản Malaya đạt đến một đỉnh cao, chính phủ ban hành một bộ những quy định thiết yếu và không tuyên bố một tình trạng khẩn cấp. Các quy định thiết yếu cho phép thiết lập một kế hoạch mang tên "Rukun Tetangga", nhằm khiến cho các cộng đồng Mã Lai, Hoa, và Ấn trở nên thân thiết hơn và khoan dung hơn với nhau.[35]

Lý do khiến chính phủ không tuyên bố tình trạng khẩn cấp là nhằm tránh làm trầm trọng thêm lo sợ trong dân chúng (dẫn đến gia tăng ác cảm dân tộc) và nhằm tránh ảnh hưởng đến đầu tư ngoại quốc. Sự thịnh vượng kinh tế đạt được trong thập niên 1970 cho phép chính phủ của Tun Abdul Razak và sau là Tun Hussein Onn thu được những tiến bộ đáng kể về kinh tế. Khi Mahathir Mohammad nhậm chức Thủ tướng Malaysia vào năm 1980, ông thành công trong việc biến đổi Malaysia thành một trong các quốc gia phát triển nhanh nhất tại châu Á, tăng trưởng bình quân hàng năm tăng lên đến 8%.[36]

Quân Giải phóng Dân tộc Malaya cũng nỗ lực nhằm giành được sự ủng hộ của người Orang Asli, là một dân tộc nguyên trú tại Malaysia bán đảo và gồm ba nhóm: Jahai, Temiar, và Senoi sống trong vùng nội lục rừng rậm xa xôi của bán đảo. Trong Tình trạng khẩn cấp Malaysia, chính phủ Malaysia và Quân Giải phóng Dân tộc Malaysa cạnh tranh nhằm giành ủng hộ và trung thành của các cộng đồng Orang Asli. Người Orang Asli được cả hai bên sửa dụng để dẫn đường, phục vụ y tế, người đưa tin và phát triển nông nghiệp. Sau khi Tình trạng khẩn cấp Malaya kết thúc vào năm 1960, người Orang Asli bị lãng quên và điều này khiến họ không sẵn lòng ủng hộ chính phủ Malaysia trong thập niên 1970. Trong tháng 9 năm 1974, Trung đoàn Senoi Praaq được hợp nhất vào Cảnh sát Vương thất Malaysia và được đặt tại Kroh, Perak. Do có những thành công trong chiến đấu với phiến quân cộng sản, Tiểu đoàn Senoi Praaq khác được thành lập tại Bidor, Perak.[37]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968–1989) http://www.theborneopost.com/2011/09/16/saga-of-co... http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1... http://www.dtic.mil/cgi-bin/GetTRDoc?Location=U2&d... http://thestar.com.my/columnists/story.asp?file=/2... http://thestar.com.my/lifestyle/story.asp?file=/20... http://www.nzasia.org.nz/downloads/NZJAS-June09/14... //tools.wmflabs.org/ftl/cgi-bin/ftl?st=wp&su=N%E1%... //tools.wmflabs.org/ftl/cgi-bin/ftl?st=wp&su=N%E1%... https://web.archive.org/web/20191220110219/http://...